Meta: Trường học cũng là một “xã hội” thu nhỏ nên sẽ có những niềm vui và cũng có thể xảy ra mâu thuẫn. Vậy phụ huynh cần làm gì khi trẻ đi học bị bạn đánh? Hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu những cách xử lý thông minh, hiệu quả nhé!
“Mỗi ngày tới trường với con là một ngày vui” – Đó là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, trong môi trường lớp học cũng có những niềm vui và mâu thuẫn khó tránh. Vậy phụ huynh cần làm gì khi trẻ đi học bị bạn đánh? Sakura Montessori sẽ cùng bạn tìm hiểu những việc nên làm và không nên làm giúp con hòa đồng, vui vẻ và có nhiều bạn bè hơn khi tới trường.
1. Làm gì khi trẻ đi học bị bạn đánh – Những điều nên làm
Sau đây là những việc mà cha mẹ nên làm khi phát hiện con bị bạn bè đánh, cô lập hoặc bạo hành bằng lời nói. Cụ thể:
1.1. Giúp bé ổn định tâm lý
Theo TS.NGƯT Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội nhận định: “Nếu gặp phải tình huống con bị bạn bạo hành, trước tiên gia đình bé gái cần giúp con chữa lành các vết thương trên cơ thể. Nếu tâm lý bé ổn định thì rất tốt, còn không cần phải đưa con đi khám hoặc gặp các chuyên gia tâm lý để bé không bị ảnh hưởng về sau. Về chuyện con bị đánh thì gia đình phối hợp với nhà trường cần làm rõ trách nhiệm của những người liên quan dựa trên các quy định của pháp luật“.
Chính vì vậy, việc giúp bé ổn định tâm lý, chữa lành những vết thương trên cơ thể (nếu có) là điều quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu để con không bị ảnh hưởng về sau.

1.2. Nói chuyện với cô giáo và nhà trường
Sau khi trẻ đã ổn định tâm lý, phụ huynh cần nói chuyện với cô giáo và nhà trường để hiểu rõ mâu thuẫn giữa con và bạn. Sau đó, các bạn sẽ đưa ra những cách giải quyết phù hợp. Tiếp theo, phụ huynh cùng với cô và nhà trường sẽ có một buổi nói chuyện với gia đình bé có hành vi đánh con mình, yêu cầu bé phải xin lỗi và không được tái phạm lần sau.
1.3. Trau dồi cho trẻ khả năng tự bảo vệ mình bằng lời nói
Trẻ có thể tự học được kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình bằng lời nói thay vì sử dụng vũ lực. Những câu nói có phần nghiêm khắc cùng với một thái độ cứng rắn sẽ sẽ là “sức mạnh” để bảo vệ con trước sự bắt nạt của bạn bè. Ví dụ: Khi thấy các bạn có ý định đánh mình, trẻ hãy lớn tiếng và hỏi “Tại sao bạn lại đẩy mình? Mình không hề làm gì bạn mà, bạn có biết làm vậy mình sẽ bị tổn thương không?…

1.4. Giúp trẻ hiểu đúng về hành vi của người khác
Trong trường hợp con có dấu hiệu bị bắt nạt, các phụ huynh hãy nên nhìn sự việc theo hướng tích cực, đừng coi việc va chạm giữa những đứa trẻ là hành vi ác ý. Cha mẹ hãy trò chuyện để trẻ hiểu đúng về hành vi của người khác, bởi có thể những bạn trẻ kia cũng chỉ là vô tình xô đẩy con bạn. Việc trẻ hiểu đúng về mục đích hành vi của người khác sẽ giúp xoa dịu các mối quan hệ đang dần trở nên căng thẳng. Nhờ vậy, con của bạn sẽ có nhiều bạn bè và không bị bắt nạt khi tới lớp.
1.5. Giúp con phát triển về thể lực, chơi các môn thể thao
Với các bé yêu thích thể thao, thân hình cứng cáp, tính tình mạnh mẽ sẽ được nhiều bạn yêu mến và các bạn sẽ không dám bắt nạt. Do đó, các phụ huynh hãy khuyến khích con chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng bàn, cầu lông, bơi lội hoặc tham gia taekwondo, võ thuật….để rèn luyện thể lực tốt hơn.

2. Những điều cha mẹ không nên làm khi trẻ đi học bị bạn đánh
Có nhiều điều cha mẹ cần làm khi thấy con bị bắt nạt ở trường, tuy nhiên những điều sau đây là phụ huynh cần tránh để tốt hơn cho trẻ.
- Quá nóng vội: Nhiều phụ huynh khi thấy con bị đánh vô cùng bức xúc và nóng vội làm những điều không nên. Trước tiên, cha mẹ hãy thật bình tĩnh nói chuyện với con và trò chuyện với cô, nhà trường để hiểu rõ nguồn cơn sự việc. Khi đã bình tĩnh, hiểu rõ sự việc bạn hãy thực hiện những giải pháp phù hợp tùy theo tình hình thực tế.
- Đánh trả lại: Việc cùng con hay xúi giục con đi đánh trả lại bạn đã đánh mình là điều hoàn toàn không nên. Nếu điều này xảy ra chỉ khiến tình hình trở nên căng thẳng, khó hòa giải và còn gây nên những hiềm khích, thậm chí liên quan tới cả pháp luật.
- Làm lớn chuyện khi chưa rõ ngọn ngành: Phụ huynh cần trò chuyện với con về thực tế diễn biến của câu chuyện. Bởi có thể khái niệm “đánh” ở mỗi trẻ là khác nhau, có thể bạn chỉ là vô tình xô ngã, vô tình động tay khiến tóc bị giật…Do đó, cha mẹ hơn ai hết cần trò chuyện với con để hiểu rõ sự tình và tránh làm lớn chuyện khi chưa rõ ngọn ngành.

Trên đây là những chia sẻ của Sakura Montessori về những điều cha mẹ nên và không nên làm khi con có dấu hiệu bị bắt nạt. Việc làm gì khi trẻ đi học bị bạn đánh của các bậc phụ huynh là vô cùng quan trọng để con cảm thấy tự tin, vui vẻ, kết thân với nhiều bạn hơn khi tới trường. Chúc bạn luôn là những bậc cha mẹ thông minh, thấu hiểu và cùng đồng hành giúp con trưởng thành, khôn lớn, vui tươi mỗi ngày.