Tự tin là một trong những tính cách quan trọng cần phải được hình thành và phát huy cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Sự tự tin giúp trẻ có thể chủ động thể hiện suy nghĩ, hành động, mong muốn của mình đồng thời mang đến nhiều lợi ích cho trẻ trong học tập và cuộc sống. Sakura sẽ mang tới bí quyết dạy con tự tin dành cho cha mẹ, hy vọng sẽ đem đến cho quý phụ huynh những thông tin hữu ích.

Tầm quan trọng của việc giúp trẻ tự tin ngay từ nhỏ

Tạo tiền đề để trẻ bộc lộ tiềm năng của bản thân

dạy con tự tin
Tự tin giúp trẻ bộc lộ tiềm năng của bản thân

Nhiều trẻ thường có tâm lý nhút nhát và rụt rè trong mọi hoạt động học tập, vui chơi thậm chí không dám tham gia vào các hoạt động tập thể. Lâu dần trẻ sẽ hình thành tâm lý thụ động không dám đưa ra quan điểm cá nhân, không dám thể hiện suy nghĩ, mong muốn của mình và không bộc lộ được tiềm năng bản thân.

Vậy nên dạy trẻ tự tin vào bản thân ngay từ khi còn nhỏ là rất quan trọng giúp trẻ tự tin vào chính mình từ đó bộc lộ những tiềm năng vốn có.

Tự tin giúp trẻ tự làm chủ bản thân

Sự tự tin giúp trẻ tự làm chủ bản thân để tích cực khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống và chủ động trong việc học tập các kiến thức, kỹ năng. Trẻ sẵn sàng thể hiện những quan điểm, suy nghĩ của mình và làm chủ khả năng vận dụng nhận thức, cảm xúc để hành động đúng đắn.

Xây dựng lòng tin đối với mọi người

Nếu một người không có sự tự tin, không có lòng tin vào chính mình thì không thể có được lòng tin từ người khác. Một trong những yếu tố để tạo dựng được thành công chính là làm cho người khác tin tưởng mình và có khả năng truyền niềm tin đến mọi người xung quanh.

Vậy nên cha mẹ cần dạy con tự tin từ khi còn thơ bé là yếu tố quan trọng giúp con gặt hái được thành công trong tương lai.

Tự tin giúp trẻ định hướng tương lai

Những đứa trẻ tự tin ngay từ nhỏ sẽ luôn có những chính kiến và cảm xúc độc lập, trẻ bộc lộ được các sở trường, tiềm năng từ rất sớm. Nhờ đó cha mẹ có thể định hướng tương lai đúng đắn, phù hợp với năng lực của trẻ và điều đó hiển nhiên sẽ giúp trẻ tạo dựng thành công.

Bật mí 9 cách dạy con tự tin hiệu quả nhất

Hãy để con được tự quyết định

dạy con tự tin
Để trẻ tự quyết định giúp xây dựng tính cách tự tin ngay từ khi còn nhỏ

Hãy để con được tự quyết định phương pháp dạy con tự tin mà cha mẹ cần áp dụng để con xây dựng tính cách tự tin ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ nên tạo cơ hội để trẻ được tự lựa chọn theo mong muốn của mình.

Cha mẹ có thể bắt đầu từ những việc rất đơn giản như hỏi con hôm nay con thích mặc bộ quần áo nào, đi đôi giày nào? Hoặc con thích ăn món gì vào bữa sáng: cháo, bánh mì hay phở…? Những quyết định từ trong cuộc sống hàng ngày dần dần sẽ tạo cho con sự tự tin vào bản thân mình.

Đừng quá kiểm soát con

Việc kiểm soát trẻ chặt chẽ sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy gò bó và trở nên nhút nhát, thiếu tự tin. Trẻ không dám thể hiện chính kiến của mình, không dám thể hiện suy nghĩ, quan điểm của bản thân và hình thành tích cách thụ động.

Do đó cha mẹ hãy để con được tự do trong khuôn khổ, hãy cho trẻ làm những điều trẻ muốn để trẻ có cơ hội bộc lộ tính cách, tiềm năng bản thân.

Hãy cho con tham gia các hoạt động xã hội

Các hoạt động xã hội cùng bạn bè chính là môi trường rèn luyện tính cách tự tin cho trẻ cực kỳ hiệu quả. Thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm vui chơi bổ ích sẽ dạy trẻ kỹ năng tự tin khiến trẻ có cảm giác an toàn và không còn rụt rè, nhút nhát. Trẻ tự tin nói ra ý kiến, suy nghĩ của mình và lâu dần sẽ học được cách thể hiện quan điểm cá nhân.

dạy con tự tin
Dạy trẻ tự tin khi tham gia các hoạt động xã hội

Dạy con tự lập sớm

Cha mẹ hãy dạy con làm những công việc phù hợp với lứa tuổi như tự vệ sinh cá nhân, tự mặc quần áo, tự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập…Ngoài ra cha mẹ có thể hướng dẫn con phụ giúp mình làm các việc nhà như quét nhà, rửa rau, nấu cơm, rửa bát,…khi trẻ đã đủ lớn để thực hiện.

Khi ra ngoài cha mẹ nên tạo cơ hội cho con thể hiện sự tự tin bằng việc tự chọn và gọi món ăn, tự xếp hàng mua vé,…Những hành động rất đơn giản này sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ giúp con tự tin lên rất nhiều đấy.

Dành thời gian tâm sự cùng con

Làm thế nào để con tự tin? Cha mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện và tâm sự cùng con mỗi ngày để trẻ có cơ hội bày tỏ, thể hiện suy nghĩ, mong muốn của mình. Cha mẹ hãy tôn trọng các ý kiến của con và luôn khuyến khích con chủ động nói lên ý kiến riêng của bản thân. Thông qua những cuộc trò chuyện hàng ngày con sẽ ngày càng tự tin hơn.

Làm gương cho con noi theo

Cha mẹ chính là tấm gương cho con vì vậy nếu muốn con tự tin thì trước tiên cha mẹ cần phải thể hiện được sự tự tin để trẻ có thể nhận thấy rõ ràng. Trong mọi lời nói, hành vi trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ cần làm gương để con noi theo.

Luôn cổ vũ, khuyến khích và động viên con

Sự cổ vũ, khuyến khích và động viên con có ý nghĩa rất lớn đến việc giúp trẻ tự tin trong cuộc sống. Khi trẻ làm một việc gì tốt đáng được khen ngợi cha mẹ hãy dành cho con những lời khen để trẻ cảm thấy vui vẻ và nhận thấy việc làm của mình được công nhận. Tuy nhiên, nếu trẻ làm chưa tốt cha mẹ không nên chê trách khiến trẻ cảm thấy chán nản và thiếu tự tin. Lúc này cha mẹ hãy dành cho con những lời động viên, khuyến khích, cổ vũ con để con cố gắng hơn, tự tin cho những lần sau.

Tạo điều kiện để bé được thể hiện

Muốn con tự tin cha mẹ đừng quên tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện bản thân. Có thể bắt đầu từ những việc rất nhỏ như để trẻ hướng dẫn hoặc giúp em nhỏ hơn học bài hay cho trẻ tham gia các lớp năng khiếu, kỹ năng hát, múa,…để trẻ tự tin và mạnh dạn hơn trước đám đông.

dạy con tự tin
Tạo điều kiện cho trẻ thể hiện bản thân để xây dựng sự tự tin

Dạy con ứng xử lễ phép

Ứng xử lễ phép là một trong những đức tính quan trọng cần giáo dục cho trẻ và đây cũng là bí quyết để giúp con tự tin.  Trẻ ứng xử lễ phép sẽ nhận được sự yêu mến và tán thưởng, khen ngợi của mọi người điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin khi đứng trước đám đông.

Một số câu hỏi thường gặp

Vì sao phải dạy trẻ tự tin?

Cần phải dạy con tự tin vì tự tin mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ giúp trẻ nhận ra giá trị bản thân từ sớm để vượt qua mọi khó khăn thử thách đạt được mục tiêu trong học tập cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh đó sự tự tin giúp trẻ cởi mở, thân thiện với mọi người từ đó dễ dàng hòa nhập trong môi trường mới. Đây cũng chính là tiền đề để trẻ có thể gặt hái thành công trong tương lai.

Những câu chuyện giúp bé tự tin là gì?

Những câu chuyện giúp bé tự tin là những câu chuyện có khả năng truyền cảm hứng để trẻ tự tin. Cha mẹ có thể cho trẻ đọc các câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ về sự tự tin phù hợp hợp với lứa tuổi.

Phương pháp giáo dục giúp trẻ tự tin là gì?

Phương pháp giáo dục trẻ tự tin là phương pháp giáo dục khuyến khích trẻ tự do lựa chọn theo nhu cầu, sở thích, tự quyết định để trẻ trở nên tự lập và trưởng thành.

Các phương pháp giáo dục trẻ tự tin có thể kể đến như: Phương pháp Montessori, phương pháp Reggio Emilia, phương pháp STEAM,…

Nhiều ba mẹ luôn mong đợi rằng con mình sẽ luôn tự tin, năng động, hoạt bát trong cuộc sống. Tự hào khi thấy con can đảm đứng trước lớp để thuyết trình, xung phong phát biểu, hát và thể hiện tài năng trước chốn đông người, không ngại ngoại giao kết bạn và trao đổi kiến thức của mình,… thật lý tưởng nếu ba mẹ có thể giúp con lớn lên với sự tự tin như vậy. Có thể thấy, ba mẹ xây dựng lòng tự tin cho con trẻ là một quá trình đòi hỏi có sự kiên nhẫn. Vậy làm thế nào để xây dựng sự tự tin cho con? Các phương pháp giáo dục mầm non sau đây sẽ giúp con từ đứa trẻ nhút nhát trở thành một đứa trẻ tự tin nhất.

phương pháp giáo dục mầm non tốt nhất
Trẻ luôn chủ động tương tác, luôn cười nói với bạn bè, người thân trong gia đình

Trẻ nhút nhát là cảm giác lúng túng, ngại ngùng, e sợ khi ở xung quanh những người khác. Trẻ không dám nhìn thẳng, hơi run và rất ít nói. Khi trẻ nhút nhát có các biểu hiện ở trên thì nó sẽ biến trẻ thành một người thụ động. Điều này có thể làm cho trẻ gặp khó khăn trong phát triển các mối quan hệ xã hội, kỹ năng xã hội, trẻ không dám đối diện với những thử thách trong cuộc sống, luôn sợ thất bại,… 

Ngược lại, những đứa trẻ tự tin sẽ có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt. Trẻ sẽ luôn chủ động tương tác, luôn cười nói với bạn bè, người thân trong gia đình. Các bé sẽ có nhiều mối quan hệ bạn bè và dễ dàng đạt được thành công trong tương lai. 

Để ba mẹ có thể nuôi dạy con trở thành một đứa trẻ độc lập, phát triển toàn diện và hạnh phúc, trong đó đức tính tự tin và hòa đồng, dưới đây là những phương pháp giáo dục mà cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin nhanh chóng và hiệu quả: 

Phương pháp Montessori – Giáo dục để phát triển toàn diện cho trẻ

Được sáng lập bởi Tiến sĩ, bác sĩ người Ý Maria Montessori (31/8/1870 – 6/5/1952) – một chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học, Montessori là một phương pháp giáo dục, giúp trẻ tạo dựng nền tảng cơ bản cho trẻ ngay từ những năm đầu đời. 

Tiến sĩ, bác sĩ người Ý Maria Montessori (31/8/1870 – 6/5/1952) – một chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học

Phương pháp Montessori tôn trọng sự khác biệt ở trẻ, luôn kiên nhẫn trong những lúc trẻ có những hành động không đúng với mong muốn của mình. Khi các con được tự do làm những điều mình muốn, con có xu hướng tìm kiếm và học hỏi những điều mới mẻ xung quanh cuộc sống. Có như vậy, con sẽ được thỏa sức trau đồi kiến thức, chủ động đưa ra ý kiến của bản thân, có nhận thức tốt và luôn tự tin có quyết định của mình.

Không những vậy, phương pháp Montessori còn khuyến khích trẻ là người tự quyết định, tự do lựa chọn theo nhu cầu, sở thích giúp con trở nên tự lập và trưởng thành, có khả năng tự suy nghĩ và học cách ra quyết định tốt hơn. Khi trẻ được tự do làm những điều mà trẻ muốn, trẻ có xu hướng thỏa mãn trí tò mò và phát triển nó. 

Thêm vào đó, một trong những cách tốt nhất để giúp trẻ tự tin đó là phương pháp Montessori dạy trẻ kỷ luật tích cực. Hình thức giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất cho trẻ. Là sự kết hợp giữa sự kiên định và mềm mỏng dựa trên các nguyên tắc được thiết lập giữa giáo viên và trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, khiến bất cứ đứa trẻ nào cũng học được cách hợp tác linh hoạt và tinh thần kỷ luật tích cực mà không bị tổn thương tới lòng tự trọng, luôn tự tin thể hiện mình. 

Ngoài ra, trong môi trường giáo dục của Montessori không có thưởng phạt, so sánh trẻ với những người khác, tạo ra một môi trường giao tiếp hiệu quả. Trẻ sẽ luôn được hiểu và cảm thông, cho phép trẻ được thoải mái nói ra tâm trạng và cảm giác của mình, không làm trẻ cảm thấy xấu hổ hay khó chịu, điều này sẽ giúp cho bé trong quá trình tự hoàn thiện phát triển khả năng tự thấu hiểu, chấp nhận những gì mà bản thân có và nâng cao sự tự tin.  

Với phương châm giáo dục cốt lõi lấy trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động, phương pháp giáo dục Montessori cũng mang tới cho trẻ cơ hội để thể hiện sự tự tin của bản thân, năng lực trí tuệ, óc sáng tạo mang bản sắc cá nhân ngay ở trong độ tuổi mầm non. 

Phương pháp Reggio Emilia – Trao quyền tự chủ cho trẻ

Đến với phương pháp giáo dục trẻ Mầm non Reggio Emilia được phát triển bởi nhà tâm lý học Loris Malaguzzi và các cha mẹ học sinh ở trong những ngôi làng quanh thành phố Reggio Emilia, nước Ý, ngay sau Thế chiến lần thứ 2.

Reggio Emilia chú trọng tới việc tăng cường và bồi dưỡng cho trẻ khả năng tự tư duy thông qua tổng hợp các loại hình ngôn ngữ biểu đạt, tự tin trong giao tiếp hay nhận thức. Phương pháp Reggio Emilia khuyến khích trẻ tự giác thực hiện, tự thân trong mỗi hoạt động. 

Triết lý Reggio Emilia được bắt nguồn từ niềm tin rằng trong mỗi bản thân của trẻ đều chứa đựng một tiềm năng rất lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển mạnh mẽ nhờ chính trí tò mò vốn có của trẻ. Trẻ sẽ cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh cuộc sống và tự đưa ra câu trả lời theo cách riêng của mình để giải thích sự vận động của thế giới xung quanh trẻ.

Trẻ được khuyến khích và tạo điều kiện để tự giải quyết vấn đề và thể hiện ý tưởng, cảm xúc của bản thân. Môi trường học tập được thiết kế để thể hiện tính linh hoạt và thẩm mỹ. Ông Loris Malaguzzi chia sẻ: “Nhiệm vụ của chúng tôi làm khơi dậy sự sáng tạo của trẻ nhỏ để chúng chinh phục ngọn núi cao nhất có thể bằng chính đôi chân của mình. Không ai có thể làm hơn thế.”

Giáo viên trong lớp chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, làm việc cùng với trẻ để giúp trẻ tìm ra những cảm hứng và ý tưởng mới mẻ. Và đó là lý do trong phương pháp Reggio Emilia, các lớp học theo dự án được triển khai cụ thể dựa trên những ý tưởng thú vị, sở thích đặc biệt của trẻ với tần suất vài tuần một lần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần.

phương pháp giúp trẻ tự tin
Phương pháp Reggio Emilia – Trao quyền tự chủ cho trẻ

Phương pháp STEAM – Phương pháp giáo dục tích hợp

STEAM viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Math (Toán học) là phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện về đa lĩnh vực. 

Việc học tập theo những quy trình thiết kế công nghệ không chỉ giúp trẻ thực hành những kỹ năng giống như những kỹ sư “nhí” thực thụ trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mà quan trọng hơn đó là giúp cho trẻ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân khi tự mình có thể giải quyết được những vấn đề đã được đưa ra.

Với STEAM, trẻ được học tập hàng ngày chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Từ đó, trẻ được tiếp cận trực tiếp với các chủ đề kiến thức một cách tự nhiên, tránh việc trẻ bị gò bó khả năng tư duy logic và chủ động, linh hoạt trong sáng tạo tư duy, nâng cao hiệu suất học tập và cải thiện những kỹ năng mềm. Trẻ có quyền tự do trình bày, tự tin giao tiếp và rèn luyện các kỹ năng xã hội.

Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích với ba mẹ trong việc thấu hiểu các phương pháp giáo dục tại trường mầm non nổi bật trên thế giới hiện nay để giúp con tự tin vững bước trong những năm đầu đời.

Dạy con tự tin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì vậy cha mẹ hãy tạo cơ hội để con có thể hình thành tính cách tự tin ngay từ khi còn nhỏ. Hệ thống trường mầm non Sakura Montessori với phương pháp Montessori bài bản chuẩn mực lấy trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động mang đến cơ hội giúp trẻ thể hiện sự tự tin của bản thân ngay ở độ tuổi mầm non. 

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm