Biếng ăn là một trong những vấn đề khá phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Tình trạng biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của con. Chính vì thế, việc xác định nguyên nhân và cách trị biếng ăn cho trẻ dưới 1 tuổi là vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Sakura Montessori đã tổng hợp những lý do phổ biến nhất khiến trẻ lười ăn cũng cách khắc phục tình trạng này để bố mẹ tham khảo.

Một số nguyên nhân khiến trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn?

Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn có thể do rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là 03 nhóm nguyên nhân chính và biểu hiện cụ thể bố mẹ nên biết.

Vấn đề về tâm lý

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do trẻ có những nỗi sợ nhất định với việc ăn uống. Những nỗi sợ này có thể tới từ việc:

  • Căng thẳng, lo lắng: Trẻ có thể cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng về các thay đổi trong cuộc sống như việc bắt đầu đi học, chuyển nhà, hoặc thay đổi môi trường. Khi gặp căng thẳng, lo lắng, cơ thể trẻ sẽ tiết ra hormone cortisol, khiến con mất đi cảm giác ngon miệng gây nên tình trạng chán ăn, lười ăn.
  • Bị ép ăn: Một số trẻ mặc dù không muốn ăn nữa nhưng bố mẹ vẫn ép con ăn hết phần của mình. Việc ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và không muốn ăn bữa tiếp theo.
  • Môi trường ăn uống không thoải mái: Nếu trẻ phải ăn trong môi trường ồn ào, náo nhiệt hoặc bị phân tâm bởi tivi, đồ chơi,… trẻ có thể sẽ không tập trung ăn và bỏ ăn.
  • Bố mẹ cho thuốc vào bữa ăn của bé: Trong một số trường hợp do con không chịu uống thuốc nên bố mẹ đã trộn thuốc vào bữa ăn với mục đích “đánh lừa” bé. Việc này có thể khiến món ăn có mùi khó chịu dẫn tới trẻ không muốn ăn.
Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn do vấn đề tâm lý
Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn do vấn đề tâm lý

Vấn đề về sinh lý

Đây là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi do sự thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi. Biểu hiện của việc này bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn: Việc thay đổi chế độ ăn mới (ăn dặm) ít nhiều có thể gây ra những thay đổi trong hệ tiêu hóa của con, khiến con bị khó chịu dẫn tới chán, lười ăn.
  • Trẻ mọc răng sữa: Giai đoạn răng sữa mới nhú có thể khiến trẻ dưới 1 tuổi cảm thấy khó chịu, đau nhức ở nướu và không muốn ăn.
  • Con muốn khám phá nhiều hơn: Giai đoạn dưới 1 tuổi là lúc trẻ bắt đầu biết bò, tập ngồi, đứng và có xu hướng khám phá mọi thứ nhiều hơn. Điều này dẫn tới việc bé “ham chơi” và quên ăn uống.
Trẻ 1 tuổi biếng ăn do mọc răng
Trẻ 1 tuổi biếng ăn do mọc răng

1.3. Vấn đề về bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân về tâm sinh lý, trẻ biếng ăn cũng có thể do gặp các vấn đề về bệnh lý như:

  • Trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, viêm họng, viêm tai, viêm ruột, hoặc các bệnh nhiễm trùng như giun sán có thể làm giảm sự thèm ăn của trẻ.
  • Trẻ mắc các bệnh về răng miệng: Trẻ gặp các vấn đề về răng miệng như: nhiệt miệng, viêm họng, viêm tuyến nước bọt sẽ cảm thấy đau nhức, khó nhai nuốt dẫn tới biếng ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, đầy hơi khó tiêu, táo bón, tiêu chảy có thể là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu và không muốn ăn uống.

Cách trị biếng ăn cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả

Như đã chia sẻ, việc trẻ 1 tuổi biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân. Bố mẹ cần quan sát để nhận biết và lựa chọn phương pháp phù hợp như gợi ý:

Trị biếng ăn do vấn đề tâm lý ở trẻ dưới 1 tuổi

  • Tạo bầu không khí vui vẻ trong bữa ăn: Biến giờ ăn trở thành khoảng thời gian vui vẻ cho cả gia đình. Bật nhạc nhẹ nhàng, trò chuyện với trẻ bằng giọng điệu vui vẻ, khích lệ. Tránh la mắng, quát nạt hay ép trẻ ăn.
  • Cho trẻ ăn cùng gia đình: Việc cùng ăn và được quan sát người lớn ăn uống sẽ giúp tăng sự gắn kết giữa trẻ và bố mẹ và người thân
  • Khen ngợi khi trẻ ăn tốt: Hãy khen ngợi trẻ bằng lời nói, cử chỉ hoặc phần thưởng nhỏ khi trẻ ăn ngoan. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và có động lực để ăn tốt hơn.
  • Kiên nhẫn: Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ cần có thời gian. Cha mẹ cần kiên nhẫn và không nên nản lòng nếu trẻ không chịu hợp tác ngay lập tức.
Tạo bầu không khí vui vẻ giúp trị biếng ăn do tâm lý ở trẻ dưới 1 tuổi
Tạo bầu không khí vui vẻ giúp trị biếng ăn do tâm lý ở trẻ dưới 1 tuổi

Trị biếng ăn do sinh lý ở trẻ dưới 1 tuổi

  • Cho trẻ ăn đúng giờ: Trẻ cần được ăn uống theo lịch trình đều đặn để cơ thể quen với việc tiêu hóa thức ăn đồng thời xây dựng thói quen ăn uống tích cực
  • Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa chính như người lớn. Điều này sẽ giúp trẻ không bị quá no hoặc quá đói.
  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất: Chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tránh cho trẻ ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc ngọt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các loại men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho bé.
  • Khuyến khích trẻ tự ăn: Cho trẻ tự xúc ăn bằng tay hoặc sử dụng dụng cụ ăn uống phù hợp với độ tuổi. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú và tự tin hơn với việc ăn uống.
Khuyến khích trẻ dưới 1 tuổi tự ăn giúp trẻ cảm thấy thích thú với việc ăn uống
Khuyến khích trẻ dưới 1 tuổi tự ăn giúp trẻ cảm thấy thích thú với việc ăn uống

Trị biếng ăn do bệnh lý ở trẻ dưới 1 tuổi

  • Đảm bảo trẻ đủ sức khỏe: Nếu bạn nghi ngờ rằng biếng ăn của trẻ có thể xuất phát từ vấn đề sức khỏe, hãy đưa trẻ đến thăm bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Tuân thủ đúng liều lượng thuốc: Nếu trẻ đang điều trị bất kỳ bệnh lý nào, đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Điều chỉnh khẩu phần ăn: Đôi khi, bệnh lý có thể làm cho trẻ mất cảm giác thèm ăn hoặc gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Trong trường hợp này, hãy tư vấn với bác sĩ để điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp.

Trị biếng ăn cho trẻ dưới 1 tuổi đòi hỏi bố mẹ có sự kiên nhẫn, quan tâm và sự hiểu biết về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông qua những chia sẻ về cách trị biếng ăn cho trẻ 1 tuổi trên đây, Sakura Montessori hy vọng có thể đem tới cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích để biến mỗi bữa ăn của trẻ thành một khoảng thời gian vui vẻ và thoải mái nhất.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm