Phát triển trí thông minh của trẻ là một vấn đề được cha mẹ quan tâm hàng đầu. Ngoài yếu tố bẩm sinh, các giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ cũng là một cơ hội để cha mẹ giúp nâng cao trí thông minh cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu về các giai đoạn này với bài viết dưới đây nhé.

giai đoạn vàng phát trieenr não bộ của trẻVì sao cần nắm rõ giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ?

Bộ não giữ vai trò cực kỳ quan trọng khi chỉ huy, điều khiển hầu hết các chức năng quan trọng của cơ thể như điều khiển hoạt động của các cơ quan, cử động của cơ thể, cảm xúc, khả năng ghi nhớ, nhận thức… Mỗi vùng khác nhau của não bộ sẽ đảm nhiệm mỗi chức năng khác nhau, cụ thể là:

  • Trung não chỉ huy cử động của mắt
  • Tiểu não điều khiển sự phối hợp các động tác hoặc tạo nhịp điệu khi cử động
  • Vùng hải mã ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ thông tin
  • Cầu não có vai trò phối hợp cử động của mặt và mắt, tác động đến cảm giác khuôn mặt, khả năng nghe và giữ thăng bằng
  • Bán cầu não trái đảm nhận chức năng về ngôn ngữ và lời nói, đồng thời giữ vai trò chính trong quá trình xử lý thông tin, xác định không gian
  • Vùng hạ đồi điều khiển các chức năng như ăn, ngủ, thể hiện cảm xúc, vận động, điều hòa thân nhiệt và hoạt động tiết các nội tiết tố
  • Vỏ não trán có khả năng tác động đến trí thông minh, trí nhớ, sự tập trung, tính cách và cá tính….

cần nắm rõ giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻVới trẻ em, ngay từ khi sinh ra, não bộ của trẻ đã phát triển đầy đủ các tế bào thần kinh (hay tế bào não), tuy nhiên, những tế bào này vẫn chưa được kết nối với nhau. Khi những kết nối thần kinh của não được hoàn thiện, trẻ sẽ có khả năng vận động và suy nghĩ phức tạp hơn. Theo các nghiên cứu, 1000 ngày đầu đời chính là khoảng thời gian để các kết nối thần kinh dần hình thành và hoàn thiện. Tại và chỉ tại thời điểm này, các tế bào thần kinh trong não bộ của trẻ có thể hình thành đến 1000 kết nối mỗi giây. Tiếp đó, trong những năm đầu đời, tất cả các chức năng của não bộ sẽ dần được phát triển và hoàn thiện. Sự phát triển và hoàn thiện các chức năng của não có vai trò quyết định khả năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giả quyết vấn đề, trí thông minh và sự thông thái của trẻ.

Do đó, những năm đầu đời của trẻ được coi là giai đoạn vàng để dạy con thông thái, là cơ hội tốt nhất để não bộ của trẻ phát triển tối ưu, giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh và thông minh. Nếu như bỏ lỡ giai đoạn phát triển tốt nhất này, những kết nối thần kinh của tế bào não sẽ càng khó hình thành khi trẻ lớn lên. Bên cạnh đó, những trải nghiệm hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến các kết nối trong bộ não của trẻ. Các tương tác tích cực giữa bé và cha mẹ cũng như môi trường xung quanh sẽ góp phần xây dựng sự hoàn thiện của não bộ. Bởi vậy, cha mẹ cần nắm rõ giai đoạn vàng trong quá trình phát triển não bộ của trẻ để tạo cho trẻ một môi trường phát triển tốt, giúp trẻ phát triển tối ưu khả năng của não bộ và có một nền tảng tốt về trí tuệ.

Các giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ và áp dụng thực tế

Giáo sư Richard Weissbourd tốt nghiệp bằng tiến sĩ khoa Giáo dục của Đại học Harvard và một nhà tâm lý học gia đình và trẻ em. Ông đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu và phát hiện ra rằng, trước năm 12 tuổi, các kết nối thần kinh quyết định đến chức năng của thính giác, thị giác, nhận thức, ngôn ngữ được phát triển nhanh nhất và gần như hoàn thiện. Sau đó, khi đã qua tuổi 12, sự phát triển các kết nối và chức năng của não bộ sẽ chậm và trì trệ hơn khoảng thời gian trước đó.

Thông qua nghiên cứu này, giáo sư Richard Weissbourd cũng đã chỉ ra rằng, trẻ có 3 giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ và đây chính là cơ hội để cha mẹ có thể giúp trẻ trở nên thông minh hơn. Đây là những giai đoạn cực kỳ quan trọng mà cha mẹ không được bỏ qua nếu muốn đảm bảo sự phát triển của não bộ và cải thiện IQ của trẻ.

Giai đoạn 1: 0 – 4 tuổi

Giai đoạn vàng 0 đến 4 tuổi giúp trẻ phat triển não bộ

Đây là khoảng thời gian để trẻ hình thành và phát triển khả năng tự nhận thức. Ở độ tuổi 0 – 4 tuổi, trẻ phát triển mạnh sự tò mò, mong muốn khám phá và khả năng bắt chước. Trẻ sẽ có thể quan sát, ghi nhớ sâu và bắt chước những hành vi của bố mẹ và những người xung quanh. Trẻ ở độ tuổi này cũng đã bắt đầu có ý thức cạnh tranh khá mạnh mẽ. Chẳng hạn như trẻ thường tranh giành đồ chơi với bạn khi chơi cùng nhau hoặc sẽ ăn nhanh hơn khi ăn cùng với bạn cùng trang lứa.

Nói chung, não bộ của trẻ trong giai đoạn này sẽ phát triển 3 chức năng chính là tiếp thu sự mới lạ, lặp lại và ghi nhớ. Đặc biệt là khả năng ghi nhớ, trẻ 0 – 4 tuổi có thời gian ghi nhớ cao gấp 4 lần so với người trưởng thành. Bởi vậy, ở độ tuổi này, cha mẹ nên là một tấm gương tốt cho trẻ, chú ý cư xử và hành động đúng đắn để giúp định hướng nhận thức và hành vi của trẻ. Trong giai đoạn này, cha mẹ cũng có thể bắt đầu rèn luyện khả năng ghi nhớ bằng cách dạy cho trẻ nhớ những thông tin đơn giản và quen thuộc như tên của những người xung quanh, số điện thoại của bố mẹ hay địa chỉ nhà.

Giai đoạn 2: 5 – 7 tuổi

giai đoạn vàng 5 đến 7 tuổi giúp phát triển trí não của trẻ

Giai đoạn 2 trong 3 giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ là độ tuổi từ 5 – 7 tuổi. Đây cũng là khoảng thời gian mà khả năng quan sát, bắt chước của trẻ phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, lúc này trẻ không hoàn toàn phân biệt được đúng, sai nên rất dễ bắt chước, làm theo những điều xấu. Ở độ tuổi này, tính cách của trẻ cũng phát triển và bộc lộ nhiều nên đây cũng chính là giai đoạn mà cha mẹ nên uốn nắn, định hình sự phát triển tính cách ở trẻ. Cha mẹ nên quan sát thật kỹ các hoạt động và biểu hiện của con hàng ngày để kịp thời chỉnh sửa nếu con có những hành vi không đúng đắn. Đặc biệt, theo các chuyên gia, cha mẹ không nên lạm dụng đòn roi và quát mắng khi giáo dục trẻ. Vì trẻ ở độ tuổi này vẫn còn rất non nớt về cả thể chất lẫn tâm lý, nếu cha mẹ quá cứng rắn và cực đoan thì không những không mang lại hiệu quả giáo dục mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới tâm lý của trẻ.

Ngoài ra, 5 – 7 tuổi cũng là khoảng thời gian mà cha mẹ nên tận dụng để kích thích và hỗ trợ sự phát triển não bộ của trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc nhiều đến thế giới bên ngoài bằng cách cho con đến vườn bách thú, công viên, khu vui chơi hoặc cho trẻ tham gia các trò chơi trí tuệ như xếp hình, đố vui… Những hoạt động này sẽ giúp kích thích khả năng tìm tòi, học hỏi và xử lý thông tin ở trẻ. Bên cạnh đó, việc cho trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường mới cũng sẽ giúp trẻ bạo dạn và tự tin hơn.

Giai đoạn 3: 8 – 10 tuổi

Đây là giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ được các chuyên gia đặc biện nhấn mạnh về tầm quan trọng. Trong giai đoạn này trẻ thể hiện sự nổi loạn và bướng bỉnh hơn với các hành vi như chán học hay không làm theo lời cha mẹ nói. Nhưng đây cũng chính là thời điểm mà tư duy của trẻ phát triển vượt bậc và hình thành những khả năng riêng biệt.

giai đoạn vàng 8 tuổi giúp phát triển trí não, con thông minh vượt trội

Trong độ tuổi này, cha mẹ nên có cách giáo dục phù hợp với tính cách của trẻ và đặc biệt là uốn nắn trẻ từ bỏ các thói quen, tính cách xấu vì sau năm 11 tuổi, những vấn đề trong tính cách, thói quen của trẻ sẽ khó loại bỏ hơn và sẽ dần trở thành đặc trưng tính cách khi lớn lên. Ngoài ra, ở độ tuổi 8 – 10 tuổi, cha mẹ cũng nên quan sát xem liệu trẻ có khả năng nổi bật ở lĩnh vực nào hay không (chẳng hạn như hội họa, âm nhạc…) để tạo cơ hội cho trẻ phát triển và tạo nền tảng tốt cho trẻ.

Một số lưu ý về dinh dưỡng giúp cac phát triển trí não trong giai đoạn vàng

Ngoài việc xây dựng những trải nghiệm cuộc sống thì dinh dưỡng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý trong giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ để não bộ của trẻ phát triển tối ưu nhất. Nếu muốn cải thiện trí thông minh của trẻ, cha mẹ sẽ cần phải cung cấp cho trẻ đầy đủ và cân đối các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ.

lưu ý về thực phẩm trong giai đoạn vàng để dạy con thông thái

  • Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, hải sản, lòng trắng trứng, đậu, hạt, nấm… Nhóm chất này đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hình thành cấu trúc mô cơ thể và cung cấp các axit amin như những chất dẫn truyền thần kinh cho cơ thể.
  • Chất béo (có trong bơ, mỡ, dầu…) có chức năng cung cấp năng lượng và tham gia vào quá trình xây dựng cấu trúc màng tế bào, nhất là của các tế bào thần kinh. Đặc biệt, chất béo chiếm tới 50% cấu trúc của bộ não nên chất này rất cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện trí não. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại chất béo tốt như phospholipid, choline, DHA, ARA, omega 3 và omega 6 có trong các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá thu…), dầu cá, gan cá, quả bơ, lòng đỏ trứng, các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, óc chó…
  • Chất đường bột có trong các loại thực phẩm như gạo, bánh mì, khoai, yến mạch, bắp… cung cấp glucose, nguồn năng lượng chính cho sự phát triển và hoạt động của não bộ.
  • Các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B9 hay axit folic (có trong trứng, bông cải xanh, rau cải xanh đậm, các loại ngũ cốc, đậu, hạt …) có khả năng giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc chứng dị tật ống thần kinh ở trẻ.
  • Iốt, chất có nhiều trong muối iốt, hải sản, rong tảo biển…, có vai trò tổng hợp hormon tuyến giáp và giúp trẻ phát triển trí thông minh tốt hơn.

Trên đây là những giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Cha mẹ hãy lưu ý giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ để có thể hỗ trợ sự hình thành và tăng cường trí tuệ ở trẻ, để dạy con thông thái.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm