“Giáo dục các giác quan trước khi giáo dục trí tuệ.” – Maria Montessori

Ở góc giác quan, các bài học với Ống tạp âm (Sound Cylinders) là một phần quan trọng, giúp trẻ phát triển trí nhớ thính giác, rèn luyện khả năng phân biệt và sắp xếp âm thanh to – nhỏ, rèn sự tập trung và phát triển não bộ… 

Bộ giáo cụ ống tạp âm gồm 12 ống trụ rỗng (6 ống màu đỏ và 6 ống màu xanh). Trong đó, hộp đỏ chứa 6 ống tạp âm có nắp đỏ, khi lắc, âm thanh trong từng ống khác nhau và to dần đều. Và hộp xanh chứa 6 ống tạp âm có nắp xanh, âm thanh tương ứng với các ống của hộp đỏ. Mỗi ống trụ từ bộ đỏ sẽ được ghép cặp với một ống trụ từ bộ xanh dựa trên sự tương đồng về âm thanh.

Hệ thống bài học với ống tạp âm được phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, gắn liền với mục đích phát triển thính giác và tư duy toàn diện cho trẻ.

1. Nhận biết âm thanh to nhất và nhỏ nhất: Với hộp ống tạp âm màu đỏ, con bắt đầu làm quen với việc cảm nhận và phân biệt âm thanh to nhất – nhỏ nhất. Các con thực hiện thao tác lắc từng ống tạp âm, so sánh âm thanh độ to – nhỏ của âm thanh phát ra. Đây là nền tảng để rèn luyện thính giác và sự tập trung. 

2. So sánh âm thanh to và nhỏ: Sau khi đã quen thuộc với âm thanh, con bắt đầu so sánh và sắp xếp âm nào to hơn, âm nào nhỏ hơn. Thông qua việc đối chiếu và suy nghĩ, con học được cách quan sát, phân tích và đánh giá – những kỹ năng giúp ích rất nhiều cho việc học Toán và giải quyết vấn đề sau này.

3. Ghép cặp hai ống tạp âm: Độ khó của bài học được tăng lên với hai hộp ống tạp âm màu đỏ – xanh. Con lắng nghe từng âm thanh và tìm ra hai ống tạp âm có âm thanh giống nhau để ghép cặp. Quá trình phân biệt và sắp xếp âm thanh giúp con rèn luyện tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, đồng thời nâng cao sự kiên nhẫn và khả năng tập trung cao trong quá trình tìm kiếm.

4. Ống tạp âm và thẻ chữ: Con thực hành gắn thẻ chữ vào từng ống tạp âm. Con bắt đầu gọi tên các âm thanh đã nghe: “to”, “nhỏ”, “to nhất”, “nhỏ nhất”… – bước chuyển từ “nghe và cảm nhận” sang  “nghe và gọi tên” giúp con phát triển ngôn ngữ và khả năng diễn đạt suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc.

5. Sắp xếp thứ tự và gọi tên ống tạp âmHoạt động này giúp con tăng cường khả năng thính giác thông qua phân biệt các âm với sự dao động âm độ tăng tiến hoặc giảm dần và rèn luyện sự tập trung, khả năng hoạt động độc lập, hoạt động theo trình tự.

Cũng giống như các bộ giáo cụ Montessori khác, giáo cụ ống tạp âm có đặc tính kiểm soát lỗi: Mỗi cặp ống giống nhau về âm thanh sẽ có cùng dấu hiệu nhận diện (màu sắc, ký hiệu hoặc hình dáng ở đáy/nắp). Sau khi ghép đôi bằng thính giác, con có thể lật đáy để kiểm tra kết quả – tự phát hiện và điều chỉnh sai sót, phát triển khả năng tự học và tự sửa lỗi.

Hãy cùng khám phá các bài học với ống tạp âm cùng con ngay dưới đây nhé! 

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email