Phương pháp Montessori áp dụng cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi không chỉ là một hệ thống giáo dục mà còn là một nền tảng tạo điều kiện cho sự phát triển đầy đủ về trí tuệ, thể chất và nhân cách của các bé. Ở giai đoạn 0-6 quan trọng khi trẻ đang phát triển mạnh mẽ, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục cho con. Phương pháp giáo dục Montessori, được tiến sĩ Maria Montessori sáng tạo, nghiên cứu và triển khai, hiện đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh.

Hãy cùng Sakura Montessori khám phá 9 nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori cho trẻ 0-6 tuổi dưới đây nhé.

thực hành montessori tại nhà
Phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi là phương pháp giáo dục tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện

1. Phương pháp Montessori là gì?

Montessori là phương pháp giáo dục hiện đại, được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới hàng trăm năm qua. Phương pháp được sáng lập bởi tiến sĩ Maria Montessori người Ý, chuyên gia trong lĩnh vực nhân văn học, triết học và giáo dục học.

Tại Việt Nam có hàng nghìn trường mầm non giảng dạy Montessori được phụ huynh đánh giá cao. Hiệu quả mà phương pháp này mang đến đã được khẳng định bằng các biểu hiện thay đổi của mỗi trẻ sau 1 thời gian học tập.

Montessori là cách giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi thông qua các giáo cụ trực quan được thiết kế khoa học. Nội dung phương pháp giáo dục Montessori tập trung thúc đẩy tiềm năng tự nhiên của trẻ. Đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm sử dụng các giáo cụ hỗ trợ chuyên biệt.

Montessori là môi trường giáo dục cởi mở, thân thiện tôn trọng cá tính riêng biệt, sự tự lập, tự do mang tính kỷ luật của trẻ. Từ đó hỗ trợ phát triển tâm sinh lý trẻ một cách tự nhiên, trang bị cho trẻ những kiến thức thực tiễn cần thiết.

Ngoài đức tính tự lập, chủ động giải quyết vấn đề, phương pháp Montessori mang tới cho trẻ khả năng phát triển tư duy cùng với sư sáng tạo vượt bậc – nhất là cho những năm “thời kì vàng” của trẻ. Tại Sakura Montessori, 9 nguyên tắc giáo dục Montessori luôn được đề cao và trân trọng trong quá trình giảng dạy, cùng xem video dưới đây để hiểu thêm nhé!

Thông qua Montessori bé được phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, kỹ năng và kiến thức. Hình thành kỹ năng học tập độc lập, kỹ năng hòa nhập xã hội, kỹ năng giao tiếp linh hoạt.

2. Sự khác biệt giữa phương pháp Montessori và phương pháp truyền thống

Nội dung phương pháp giáo dục Montessori và truyền thống cùng hướng đến giúp trẻ phát triển các phẩm chất, kỹ năng trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên 2 phương pháp có nhiều khác biệt, cùng so sánh các điểm này ngay dưới đây:

Nội dung Phương pháp giáo dục Montessori Phương pháp giáo dục truyền thống
Mục tiêu giáo dục Giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, kỹ năng, phẩm chất và thể chất Tập trung chủ yếu giúp trẻ phát triển tri thức xã hội
Trung tâm lớp học Trẻ được coi là trung tâm của lớp học, học tập dưới sự hỗ trợ của giáo viên Giáo viên là trung tâm, dẫn dắt trẻ học tập
Nhóm tuổi Lớp là nhóm trẻ gồm nhiều độ tuổi khác nhau Lớp là nhóm trẻ cùng độ tuổi
Môi trường giáo dục, học tập Hỗ trợ trẻ phát triển khả năng tiềm ẩn tự nhiên, dạy và học theo khả năng của trẻ, trẻ tự tìm ra bài học và ghi nhớ

Giáo viên hướng dẫn trẻ theo khả năng tự nhiên và tiến độ của từng trẻ.

Bài giảng theo chương trình học tập chung của toàn trường`

Giáo viên hướng dẫn theo nhóm trẻ không phân biệt

Giáo cụ dạy và học Giáo cụ dạy và học đa dạng, sinh động chuẩn bị sẵn và sắp xếp gọn gàng, khoa học. Trẻ tự khám phá, cảm nhận, tìm tòi, phát hiện… theo khả năng riêng. Giáo cụ dạy và học ít, đơn giản theo dáng mô phỏng thực tế
Thời gian học Thời gian học tập linh hoạt, trẻ có thể học tập tại bất kỳ vị trí nào, tự do di chuyển nhưng không làm phiền đến bạn khác. Thời gian học tập cố định theo thời khóa biểu chung của lớp học. Tất cả trẻ phải tuân thủ theo quy định của lớp.

 

9 nguyên tắc giáo dục Montessori cho trẻ từ 0-6 tuổi

Khi ba mẹ hiểu về triết lý giáo dục Montessori, ba mẹ hoàn toàn có thể giáo dục trẻ dựa theo các nguyên tắc và đặc điểm cơ bản của phương pháp Montessori.

kỉ luật tích cực
9 nguyên tắc giáo dục Montessori cho trẻ từ 0-6 tuổi

Dưới đây là 9 nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi quan trọng ba mẹ cần nhớ:

1. Tôn trọng 

Nguyên tắc tôn trọng trong phương pháp giáo dục Montessori là cha mẹ tôn trọng con cái. Tôn trọng con chính là cách gián tiếp dạy con hiểu tôn trọng và lịch sự với mọi người xung quanh như thế nào. Từ đó, trẻ sẽ hình thành những kỹ năng ứng xử và giao tiếp chuẩn mực trong suốt những năm tháng đầu đời.

Sự tôn trọng của cha mẹ dành cho con được thể hiện đơn giản qua việc đặt bản thân bạn vào vị trí của con và hỏi tại sao con lại làm những điều như vậy. Từ đó tôn trọng điều con nói, việc con làm và cảm xúc của con mọi lúc, mọi nơi.

2. Tự do di chuyển

Một trong những đặc điểm quan trọng của phương pháp giáo dục Montessori là việc trẻ được tự do di chuyển, tự do lựa chọn hoạt động yêu thích. Chính vì vậy, ba mẹ nên đưa đến cho trẻ không gian và cơ hội để trẻ có thể di chuyển một cách tự do để khám phá môi trường xung quanh.

Đừng nhốt trẻ trong những “cái hang”, “cái hộp” mà bạn hay mọi người xung quanh tạo nên tạo nên. Tự do di chuyển theo ý mình sẽ khiến trẻ khám phá môi trường sống và trải nghiệm những kỹ năng vận động mới.

Ví dụ: Tùy theo độ tuổi, ba mẹ có thể tìm những nơi an toàn cho trẻ leo trèo, dạy trẻ đạp xe đạp, chạy bộ… Khi trẻ học cách di chuyển, trẻ có thêm cơ hội phát triển, học các kỹ năng mới. Qua đó trẻ khám phá thế giới và hiểu về thế giới đang diễn ra thế nào quanh mình.

3. Tự do lựa chọn

Nội dung phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi khẳng định trẻ được quyền tự do lựa chọn. Cho trẻ các lựa chọn là cách để ba mẹ thể hiện sự tôn trọng của mình với con. Tuy nhiên quyền lựa chọn các việc trong khuôn khổ phù hợp với lứa tuổi.

Việc cho trẻ tự do lựa chọn sẽ giúp trẻ hiểu trẻ luôn được tôn trọng và nên có trách nhiệm với lựa chọn của mình. Tạo điều kiện cho con phát triển, con tự xác định được điều gì là phù hợp với mình. Điều này có lợi nhất với lứa tuổi từ 1-3 tuổi.

Tự do lựa chọn
Cho trẻ các lựa chọn là cách để ba mẹ thể hiện sự tôn trọng của mình với con

Ví dụ, trẻ có thể chọn ăn tối lúc này hoặc ăn tối sau với người khác; chọn món ăn trong 1 bữa ăn đã được chuẩn bị; chọn mặc áo này với một trong hai màu…

4. Dạy trẻ tự lập

Hãy tạo cơ hội để trẻ tự làm mọi việc mà trẻ có thể làm, giúp trẻ tự khám phá, tự trải nghiệm và ghi nhớ lâu hơn. Hãy cố gắng đơn giản hóa các công việc liên quan đến trẻ, lập thành trình tự dễ thực hiện. Trao cơ hội cho trẻ tự thực hiện mặc quần áo, dọn đồ chơi, đánh răng…

Cha mẹ đừng quá căng thẳng, hãy cho con thực hiện theo đúng khả năng của mình. Thường xuyên quan sát mỗi hành động tự lập để hỗ trợ khi nên thiết và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ví dụ: Cho con tự ăn dù biết rõ sau mỗi bữa ăn là bãi chiến trường và có thể bé không ăn được nhiều. Nhưng con ăn theo đúng nhu cầu và có cơ hội thực hành kỹ năng sống.

5. Giao tiếp

Giao tiếp là nguyên tắc quan trọng trong phương pháp giáo dục sớm Montessori. Hãy luôn nói với trẻ bằng một giọng nói rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu và cụ thể. Điều này sẽ giúp trẻ học được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ hàng ngày.

Hãy dạy cho trẻ biết cách lắng nghe người khác, không cắt lời, chen ngang khi mọi người đang nói. Hãy thường xuyên nói với trẻ về những việc xung quanh, đã và đang xảy ra để trẻ có thể phát triển vốn từ. Tôn trọng trẻ khi nói chuyện với chúng là cách hiệu quả để dạy trẻ giao tiếp đúng mực.

6. Ưu tiên đồ chơi, vật liệu nguồn gốc thiên nhiên

Thay vì mua những đồ chơi đắt tiền, ba mẹ có thể tự làm đồ chơi cho trẻ từ chất liệu thiên nhiên an toàn, thân thiện. Ba mẹ có thể tận dụng những hộp bìa cứng, bóng bay, các thanh vòng… sáng tạo thành đồ chơi thích hợp với trẻ.

Hãy đưa cho trẻ những đồ vật mà trẻ có thể cầm nắm được, kích thích các giác quan phát triển. Chọn sử dụng những đồ chơi kích thích trẻ dùng tay như thả bóng vào hộp, xếp các vòng tròn… tạo sự mới mẻ và hứng thú cho trẻ.

Khám phá thế giới với khoa học
Hãy đưa cho trẻ những đồ vật mà trẻ có thể cầm nắm được, kích thích các giác quan phát triển

Đừng cho trẻ chơi những đồ chơi mà trẻ chỉ cần bấm một cái nút và rồi không cần phải làm gì nữa. Hãy dùng những đồ chơi giúp trẻ có thể tập trung thực sự nhiều hơn 2 giây, tạo sự bất ngờ và thú vị.

7. Hãy kiên nhẫn

Cha mẹ nên nhớ nguyên tắc kiên nhẫn với trẻ, đây là cách hạn chế làm tổn thương con. Cuộc sống với quá nhiều bận rộn, dễ khiến phụ huynh căng thẳng mà quên đi đứa con của mình. Dễ dẫn đến việc nổi nóng, la mắng, chỉ trích thậm chí sử dụng đòn roi khi trẻ vô tình mắc lỗi.

Ví dụ: Con là rơi vỡ bát đĩa khi mẹ bận rộn với chuyện bếp núc sau mỗi buổi đi làm muộn. Con vô tình là mất dữ liệu trên laptop khi bố đang làm công việc quan trọng. Nếu không kiên nhẫn, các bậc phụ huynh có thể ngay lập tức đánh mắng khiến con bị sợ hãi, hoảng hốt.

Đây chỉ là một số trong vô vàn trường hợp ba mẹ thiếu kiên nhẫn, không quan sát trẻ. Tuy nhiên cha mẹ nên để ý, chỉ một giây thiếu kiên nhẫn thôi, ba mẹ có thể vô tình tạo nên sự tổn thương sâu sắc cho con.

Thay vì phản ứng vội vàng, thái quá, hãy bình tĩnh lắng nghe, chia sẻ cảm xúc với con. Sau đó cùng con tìm ra hướng giải quyết tích cực nhất. Điều này sẽ khiến cho sợi dây kết nối giữa ba mẹ và con thêm bền chặt.

8. Hãy làm theo điều ba mẹ thấy là đúng nhất cho con

Tuyệt đối tránh bằng mọi cách giải quyết vấn đề ở nơi đông người
Đừng vì những áp lực dư luận hay những lời nhận xét từ mọi người xung quanh mà áp đặt những điều tiêu cực vào phương pháp dạy con của chính bạn.

Hãy tin vào chính bản thân mình rằng bạn đang làm điều đúng nhất cho con, nếu bạn cảm thấy như vậy. Đừng vì những áp lực dư luận hay những lời nhận xét từ mọi người xung quanh mà áp đặt những điều tiêu cực vào phương pháp dạy con của chính bạn.

9. Hãy yêu thương và hỗ trợ con

“Tình yêu thương vô điều kiện và đặt ra giới hạn cho các hành vi” – Đó chính là một trong những câu nói nổi tiếng của tiến sĩ, bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori. Chiêm nghiệm câu nói đó, ba mẹ dễ dàng nhận thấy rằng bất cứ mối quan hệ nào được vun đắp bằng tình yêu thương, để con trở thành những công dân hạnh phúc.

“Trẻ chỉ cư xử tốt hơn khi chúng cảm thấy tốt hơn” bởi vậy sức mạnh của tình yêu sẽ giúp trẻ thoải mái tâm lý, suy nghĩ tích cực và hành động đúng đắn. Cha mẹ hãy lắng nghe con bằng tình yêu thương, sẵn sàng hỗ trợ khi con cần trợ giúp.

Đừng quên thể hiện tình yêu vô bờ bến của cha mẹ dành cho con mỗi ngày. Trẻ sẽ được vun đắp tình yêu, cảm nhận niềm hạnh phúc, cảm nhận sự bình an khi có cha mẹ ở bên. Con trưởng thành trong hạnh phúc chính là điều tốt đẹp nhất mà ba mẹ mong muốn.

3. Lĩnh vực cốt lõi của phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ 0-6 tuổi

Các lĩnh vực cốt lõi của pp Montessori
Các lĩnh vực cốt lõi của pp Montessori

Montessori là phương pháp giáo dục hiện đại mang tính khoa học, đã trải qua quá trình hàng trăm năm để hoàn thiện và được công nhận hiệu quả trên thế giới. Đây là phương pháp giáo dục cởi mở, thân thiện với nhiều đặc điểm nổi trội giúp trẻ phát triển toàn diện cả 5 lĩnh vực: thực hành cuộc sống, giác quan, toán học, ngôn ngữ và văn hóa.

Thực hành cuộc sống

Phương pháp Montessori giúp trẻ có những bài học cơ bản trong thực hành cuộc sống
Phương pháp Montessori giúp trẻ có những bài học cơ bản trong thực hành cuộc sống

Montessori chú trọng đến lĩnh vực thực hành cuộc sống cho trẻ từ 0 – 6 tuổi. Trẻ được tiếp cận và học về khả năng tự phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống từ đơn giản đến phức tạp tùy theo lứa tuổi. Bé có cơ hội chọn lựa món đồ yêu thích và tự mặc đồ, tự vệ sinh cá nhân, tự chuẩn bị đồ ăn theo nhu cầu…

Một số công việc trẻ có thể tự làm thông qua các bài học Montessori là: 

  • Chăm sóc bản thân: Mặc quần áo, đánh răng, lấy và xếp khay đồ ăn…
  • Chăm sóc môi trường: lau nhà, tưới cây, cắm hoa, nhặt cỏ…
  • Rèn luyện thái độ lịch sự, nhã nhặn: chào hỏi mọi người, nói cảm ơn và xin lỗi, vui vẻ tương tác với mọi người xung quanh…

Giác quan

Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển 5 giác quan
Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển 5 giác quan

Tại sao phương pháp giáo dục Montessori lại kích thích trẻ phát triển toàn diện các giác quan? Chúng ta biết rằng lứa tuổi từ 0 đến 6 tuổi rất nhạy cảm về giác quan, bởi trong giai đoạn này đây là kênh duy nhất tiếp nhận thông tin truyền đến não bộ.

  • Thị giác: Phát triển thị giác sử dụng các giáo cụ trực quan như hộp màu, cầu thang, tủ hình học…Trẻ biết cách phân biệt màu sắc, kích thước, vị trí cao thấp…
  • Thính giác: Sử dụng các âm điệu để trẻ nhận biết độ to, nhỏ của âm thanh. Âm nhạc còn giúp phát triển năng khiếu ca nhạc, múa hát…
  • Xúc giác: Việc trực tiếp cầm nắm đồ chơi khiến trẻ có cảm xúc chân thật về độ mịn màng, thô ráp, khối lượng nặng nhẹ…
  • Vị giác: Các loại vị cơ bản sẽ được giáo viên hướng dẫn trẻ nhận biết thông qua nhiều trải nghiệm nếm để biết vị mặn, nhạt, ngọt, đắng…
  • Khứu giác: Trẻ được hướng dẫn cách phân biệt mùi khác nhau qua việc nếm thức ăn, mùi hoa lá, cây cỏ…

Phát triển lĩnh vực toán học

kỉ luật tích cực
Phát triển lĩnh vực toán học

Giai đoạn mầm non là giai đoạn trẻ có sự phát triển không ngừng, thích làm quen với những thứ mới mẻ. Trẻ hứng thú với các con số từ 1 đến 10 và đây là lúc thích hợp để tiếp cận với chương trình toán học của Montessori thông qua nhiều giáo cụ khác nhau. Từ đó giúp bé có khả năng làm việc theo chu trình, tạo thói quen làm việc, thiết lập tính tự lập, phát triển vận động tinh và biết cách sử dụng các kí hiệu. 

Ban đầu bé được hướng dẫn để nhận biết về lượng cụ thể như 1 bàn tay, 2 cái bút, 5 quả táo… Khi trẻ biết các nhận biết và viết các con số, bé sẽ được học các phép tính đơn giản. Bài tập chia thành đếm từ 1 – 10, số từ 1 – 10, phép tính cộng trừ nhân chia…

Phát triển lĩnh vực ngôn ngữ

Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, linh hoạt về tư duy
Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, linh hoạt về tư duy

Phương pháp Montessori giúp trẻ làm quen ngôn ngữ mọi lúc, mọi nơi tạo thành nền tảng vững chắc hỗ trợ tốt cho bé trong quá trình học tập sau này. Để trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, linh hoạt về tư duy, giáo viên sẽ tận dụng tối ưu chương trình học tập, vui chơi. Từ đó trẻ trở nên nhanh nhẹn, hoạt ngôn, vui tươi…

  • Trẻ được hướng dẫn nhận biết mặt chữ thông qua hoạt động tô chữ, viết theo mẫu, viết sáng tạo. Phát triển hơn là nhận biết nguyên âm, phụ âm, ghép âm, hiểu cấu tạo từ, ghép câu, đọc câu…
  • Thông qua luyện viết chữ bé cảm nhận chữ viết qua các đầu ngón tay trên giấy, trên cát. Các chữ cái tách rời bằng gỗ, bằng giấy tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo từ, sáng tạo câu và tìm kiếm nhiều điều mới lạ. 
  • Trẻ được phát triển vốn từ vựng nhờ các hoạt động như gọi tên con vật, đồ vật, phân biệt các mùi vị…
  • Giáo viên cho trẻ học ngôn ngữ thông qua nhiều nguồn tài liệu như các bài hát, bài thơ, câu chuyện, sách báo, tranh ảnh…Từ đó trẻ được tăng cường hơn về ngôn ngữ, hoàn thiện khả năng ghép vần, đánh vần, đọc hiểu. 

Phát triển lĩnh vực văn hóa

Montessori phát triển văn hóa đa lĩnh vực, trẻ được tiếp xúc với nhiều mô hình, dụng cụ, vật liên quan đến địa lý, lịch sử, khoa học, âm nhạc… Từ đó trẻ phát triển bản thân, nhanh chóng thích nghi với văn hóa nơi mình học tập hay sinh sống và trở nên độc lập, tự tin trong cuộc sống.

Phương pháp Montessori cung cấp cho trẻ các kiến thức liên quan đến văn hóa nghệ thuật như Lịch sử, Địa lý, Khoa học
Phương pháp Montessori cung cấp cho trẻ các kiến thức liên quan đến văn hóa nghệ thuật như Lịch sử, Địa lý, Khoa học
  • Lĩnh vực địa lý: Trẻ được tiếp xúc với các dạng bản đồ như bản đồ giấy, bản đồ cát, địa cầu… giúp dễ dàng nhận biết phương hướng, hình dạng, vị trí… các châu lục, đất nước. Việc kết hợp các giáo cụ sinh động giúp trẻ dễ dàng có những ấn tượng sâu sắc, nhớ lâu và hứng thú tìm hiểu thế giới. Trẻ có cảm giác gần gũi và thân thuộc với nơi mình gắn bó.
  • Lĩnh vực lịch sử: Môn học lịch sử được giới thiệu với trẻ qua các khái niệm về thời gian một cách đơn giản bằng các dụng cụ đo lường đi kèm là các loại đồng hồ, lịch… Trẻ có thể tính toán thời gian, biết được sự việc xảy ra trong thời gian đó thông qua các câu chuyện, tranh ảnh về lịch sử. Giáo viên hướng dẫn trẻ tự làm các mốc thời gian cho bản thân và gia đình mình. 
  • Lĩnh vực nghệ thuật: Giáo viên cho tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại vật liệu khác nhau như đất nặn, màu vẽ, xé dán giấy… Niềm hứng thú với lĩnh vực nghệ thuật của trẻ được khơi dậy một cách tự nhiên. 
  • Lĩnh vực khoa học: Montessori hướng dẫn trẻ tiếp cận với lĩnh vực khoa học thông qua cách nối và phân loại đồ vật, tranh ảnh vật động và vật tính, cấu tạo cơ thể, cấu tạo thực vật, động vật… Trẻ được khám phá thực tế thông qua các hoạt động ngoài trời để tìm hiểu, quan sát, khám phá thiên nhiên, vạn vật xung quanh.
  • Lĩnh vực âm nhạc: Âm nhạc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và là hoạt động không thể thiếu trong giáo dục theo phương pháp Montessori cho trẻ từ 0 – 6 tuổi. Trẻ được tiếp cận với âm nhạc thông qua các điệu nhảy múc, âm thanh, bài hát, nhạc cụ…

5 lĩnh vực cốt lõi của phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ từ 0 – 6 tuổi không tách rời mà gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau giúp trẻ hoàn thiện bản thân. Giáo dục trẻ theo cách vừa học, vừa chơi trẻ thoải mái tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách chủ động mang lại nhiều lợi ích. Lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên nhất, qua đó trẻ phát triển toàn diện về kỹ năng, sức khỏe, trí tuệ một cách nhanh chóng. 

Sakura Montessori là hệ thống trường mầm non tiên phong cho việc ứng dụng phương pháp Montessori vào giảng dạy. Sakura Montessori sẽ mang đến cho trẻ: Sự tự do, tôn trọng cá nhân với những tính cách riêng biệt và duy nhất của từng trẻ, giúp bé phát triển nền tảng nhân cách tích cực một cách ĐỘC LẬP. Đây là môi trường của những em bé HẠNH PHÚC và ham muốn khám phá thế giới. Cùng tìm hiểu xem ngôi trường này đã áp dụng phương pháp Montessori như thế nào nhé!

5. Ưu nhược điểm của phương pháp Montessori cho trẻ từ 0-6 tuổi

Ưu điểm của phương pháp Montessori

Montessori là phương pháp giáo dục đã và đang được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này đã được chứng minh về tính hiệu quả đối với trẻ từ 0 – 6 tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về trí não, các giác quan, kỹ năng xã hội…

triết lý montessori
Sakura Montessori cá nhân hóa lộ trình học tập của trẻ

Montessori mang đến nhiều ưu điểm: 

  • Tập trung phát triển khả năng thực hành và độc lập

Montessori có nhiều bài học thực hành cuộc sống tập trung vào thế mạnh của từng đứa trẻ, trẻ tự định hướng việc học tập dưới sự giúp đỡ của các công cụ thiết kế tỉ mỉ. Trẻ tham gia và các bài học, hoạt động và tiếp xúc với học cụ được xây dựng riêng dựa trên khả năng để rèn luyện tính tự lập. 

Khác hoàn toàn với các lớp học truyền thống, môi trường Montessori cho phép trẻ làm việc, phát triển và học hỏi theo tốc độ cá nhân. Lớp học giống như phòng học, vui chơi được chuẩn bị sẵn sàng nhiều giáo cụ, bé được phát triển khả năng tập trung, phối hợp nhiều giác quan, luyện tập thực hành. Bài học thực hành cuộc sống từ sớm giúp trẻ độc lập, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người lớn. 

  • Khuyến khích tinh thần tự học

Phương pháp Montessori khuyến khích tinh thần tự học, tạo dựng niềm yêu thích học tập ở trẻ. Chúng ta dễ nhận thấy tác động lâu dài của phương pháp này là tạo dựng cho trẻ trí tò mò về thế giới xung quanh, khát khao tìm hiểu, khám phá. Từ đó tinh thần tự học, yêu thích học tập phát triển khiến quá trình học là quá trình thú vị chứ không phải là gánh nặng. Đây chính là động lực thúc đẩy quá trình học tập tại các cấp học tiếp theo của trẻ. 

  • Phát triển trí thông minh, phát hiện tài năng sớm

Montessori tập trung khai thác tiềm năng của trẻ, tác động tích cực tới tư duy, trí não. Từ đó khơi gợi tiềm năng học tập, sự chủ động, sáng tạo và tìm tòi trong quá trình học tập, vui chơi. Điều này giúp trẻ sớm bộc lộ khả năng một cách rõ rệt, tạo điều kiện cho cha mẹ phát hiện và kịp thời bồi dưỡng phát triển trong tương lai. 

Các chủ đề giáo dục đa dạng tập trung vào 5 lĩnh vực cốt lõi là thực hành cuộc sống, giác quan, toán học, ngôn ngữ và văn hóa làm phong phú sự hiểu biết cho trẻ. Trẻ sớm hình thành góc nhìn nhân sinh quan độc đáo. 

  • Phát triển trí nhớ

Montessori tạo điều kiện cho trẻ nâng cao khả năng tư duy và phát triển trí nhớ thông qua việc tìm tòi, khám phá thế giới. Khi trẻ tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo dựa trên thực tế trẻ sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn và sâu sắc hơn.

  • Phát triển nhân cách 

Quá trình học cách tự chăm sóc mình, chăm sóc yêu thương những người xung quanh, yêu môi trường tạo điều kiện cho trẻ phát triển về nhân cách. Ngay từ nhỏ trẻ đã hình thành tính cách nhân ái và tự chủ. 

  • Nâng cao khả năng tương tác

Với đặc trưng là lớp học trộn lẫn lứa tuổi, phương pháp giáo dục Montessori giúp trẻ nâng cao khả năng tương tác, cho phép trẻ học hỏi, chia sẻ cùng nhau, phát triển kỹ năng sống hòa đồng như một xã hội thu nhỏ. 

  • Đáp ứng môi trường giáo dục đặc biệt

Một trong những ưu điểm không thể không nhắc đến của Montessori là đáp ứng môi trường giáo dục đặc biệt. Những trẻ có nhu cầu đặc biệt sẽ không còn chịu áp lực lớn để theo kịp các bạn trong, bé sẽ được phát triển với tốc độ và khả năng của riêng mình. Nhưng vẫn có những mối liên hệ chặt chẽ với các bạn trong lớp học, hình thành môi trường ổn định, an toàn cho trẻ học tập.

Nhược điểm của phương pháp Montessori

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên Montessori vẫn tồn tại một số nhược điểm và có thể không phù hợp với một số trẻ: 

  • Tốn kém chi phí tài chính

Chương trình giáo dục đạt chuẩn Montessori quốc tế cần chuẩn bị nhiều giáo cụ, đồ chơi, tài liệu cho chương trình giảng dạy. Bên cạnh đó cần đầu tư hệ thống lớp học, trang thiết bị, cơ sở vật chất trên nền diện tích lớn. Ngoài ra là chi phí tuyển chọn, đào tạo đội ngũ giáo viên đạt chất lượng. Do vậy cần đầu tư khoản chi phí rất lớn, không phải điều kiện gia đình nào cũng đáp ứng được để cho con theo học chương trình Montessori.

trẻ tranh giành đồ chơi
Chương trình giáo dục đạt chuẩn Montessori quốc tế cần chuẩn bị nhiều giáo cụ, đồ chơi, tài liệu cho chương trình giảng dạy
  • Chương trình học không đồng nhất

Tất cả các chương trình học mặc dù có chung triết lý giáo dục nhưng quy trình dạy và học không giống nhau. Mỗi trường học, mỗi vùng có sự điều chỉnh để phù hợp với địa phương và đặc điểm của trẻ. Tiến độ học tập của trẻ phụ thuộc vào giáo viên và trợ giảng nên trình độ của họ cũng ảnh hưởng đến chương trình học. Do đó trước khi quyết định cho con theo học cha mẹ nên tìm hiểu tiêu chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu của con và gia đình. 

  • Độc lập mọi lúc, mọi nơi không phải là điều tốt

Montessori đề cao sự độc lập, tự chủ ở trẻ, tuy nhiên nếu trẻ độc lập mọi lúc mọi nơi không phải là điều tốt. Theo một số chuyên gia, quá độc lập sẽ khiến trẻ cứng nhắc, khó hòa nhập, cảm thấy mình hơn người và dễ hình thành thái độ tự cao. Nhiều đứa trẻ còn cảm thấy cô đơn, ít mối quan hệ với bạn bè và những người xung quanh. 

Để khắc phục nhược điểm này, phụ huynh nên chọn cho bé môi trường giáo dục Montessori thiết kế chuẩn, phù hợp với trẻ. Tại đây trẻ được độc lập trong giới hạn, được phép làm những điều trẻ thích nhưng trong một phạm vi nhất định. 

Câu hỏi thường gặp

1. Montessori có tốt với trẻ có năng khiếu đặc biệt không?

Phương pháp giáo dục Montessori hỗ trợ tất cả trẻ em học tập, vui chơi theo sở thích. Do đó các bé có năng khiếu đặc biệt hoàn toàn phù hợp để phát huy tiềm năng của mình. Các hoạt động trải nghiệm, lĩnh vực học tập đa dạng,hấp dẫn là công cụ học tập hữu ích để trẻ thoải mái tư duy, sáng tạo đạt được sự phát triển vượt bậc. Bên cạnh việc tự học, trẻ còn có điều kiện học hỏi từ các bạn ở nhiều lứa tuổi với nhiều khả năng khác nhau tạo cùng tiến bộ. 

2. Cha mẹ có thể dạy trẻ theo phương pháp Montessori tại nhà hiệu quả không?

Đồng bộ phương pháp Montessori trong dạy trẻ tại trường và tại nhà giúp trẻ nhanh chóng thích nghi và mang lại hiệu quả rõ rệt. Cha mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn trẻ một cách đúng đắn thông qua việc nắm vững 9 nguyên tắc giáo dục của phương pháp này. Một cách đơn giản bạn hãy để con tự chuẩn bị bữa ăn,  đồ đạc, cho con cùng tham gia các hoạt động làm vườn, tự chọn quần áo… Khi trẻ học cách độc lập trẻ sẽ tự chủ, tự tin có đam mê sáng tạo và hình thành sự phát triển toàn diện.

3. Áp dụng phương pháp Montessori với trẻ tốt nhất ở giai đoạn nào? 

Dựa trên đặc điểm về thể chất, tư duy, tâm lý của trẻ trong giai đoạn đầu đời, phương pháp Montessori có chương trình phù hợp để bé phát triển tốt nhất. Áp dụng Montessori chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ 3 – 5 tuổi, đây là mốc quan trọng ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển của trẻ sau này. Bên cạnh đó 3 – 5 tuổi cũng là giai đoạn bé dễ tiếp thu, học tập nhất. Cha mẹ đừng bỏ qua giai đoạn “vàng” để rèn luyện và phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ.

Trên đây là nội dung 9 nguyên tắc dạy con theo phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi. Cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những nguyên tắc này vào giáo dục con tại gia đình. Giúp con hình thành, phát triển một cách toàn diện về nhân cách, trí tuệ và thể chất.

0/5 (0 Reviews)